Thông
tin trên được đưa ra tại hội thảo “Góp ý kiến dự thảo thông tư quy định tạm
thời về điều kiện nuôi chim yến” tổ chức tại TP.HCM ngày 21-5. Tuy nhiên, quan
điểm kiểm soát nuôi yến như quản lý gà công nghiệp đã không nhận được sự đồng
tình của nhiều doanh nghiệp.
Nuôi yến cần có quy hoạch rõ ràng
Theo thông
tư quy định tạm thời về điều kiện nuôi chim yến sắp được ban hành, muốn làm nhà
nuôi yến phải khai báo với UBND xã, phường.
Nhà xây
để dẫn dụ chim yến phải đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn và được xây dựng
trong vùng quy hoạch nuôi chim yến hoặc được sự chấp thuận của UBND tỉnh. Ngoài
ra, các chủ nhà yến và cơ sở chế biến yến sào Nha Trang phải đảm bảo các tiêu
chuẩn về vệ sinh thú y, môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo
Cục Chăn nuôi, hiện có khoảng 700 cơ sở nuôi chim yến với trên 1.500 nhà yến ở
nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất từ Khánh Hòa vào
phía Nam. Mỗi năm các nhà yến này cho sản lượng 10 tấn yến sào Nha Trang các
loại. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Tuấn, tổng giám đốc Công ty yến sào Nha Trang
Cần Giờ Anpha, đưa ra một con số cao hơn nhiều, đó là cả nước hiện có tới
5.000-6.000 căn nhà yến.
Dù con
số khác nhau nhưng cả cơ quan chức năng và doanh nghiệp đều thống nhất rằng gần
như toàn bộ các căn nhà dẫn dụ yến hiện có đều xây dựng không có giấy phép,
không quy hoạch.
“Ngoại
trừ 10 căn nhà yến ở Cần Giờ có giấy phép theo chương trình nuôi thí điểm của
TP.HCM, tất cả nhà yến còn lại đều xây dựng tự phát không theo một quy hoạch
nào” – ông Tuấn nói.
Đặc
biệt, đa số nhà yến được xây dựng ở các khu đô thị, nơi tập trung mật độ dân số
cao, tác động tiêu cực đến môi trường sống của cộng đồng và tiềm ẩn nguy cơ lây
lan dịch bệnh cao. Ông Trần Quang Củi, phó giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang,
cho biết đến thời điểm này Kiên Giang có 11/15 huyện thị, thành phố với 159 cơ
sở nuôi yến, trong đó riêng thành phố Rạch Giá có 95 cơ sở.
Tương
tự, ở Ninh Thuận hiện có 77 cơ sở nuôi yến thì thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
có gần 60 cơ sở. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, nhà yến xây mới ngày một
nhiều nhưng hiệu quả đầu tư thì không cao như mong đợi.
“Rất
nhiều nhà yến xây dựng xong đã lâu nhưng đến nay không có yến về” – bà Đặng
Phạm Minh Loan, tổng giám đốc Công ty CP Yến Việt (Ninh Thuận), nói. Chẳng hạn
tại Cần Giờ, nơi tập trung khoảng 200 nhà yến, dù mỗi nhà yến đầu tư hàng tỉ
đồng nhưng đến nay tỉ lệ nhà có chim yến chỉ chiếm trên 50%. Trong khi đó tại
Phan Rang-Tháp Chàm chỉ có 27/59 cơ sở nuôi có chim yến trú ngụ
Ông
Nguyễn Xuân Dương, cục phó Cục Chăn nuôi, cho rằng việc xây dựng nhà yến theo
phong trào đã khiến nhiều nhà đầu tư có nguy cơ mất trắng khi nhà xây xong
nhưng yến không về. Cùng với việc lần đầu tiên tại VN (và trên thế giới) phát
hiện dịch bệnh cúm gia cầm trên chim yến hồi tháng 4, đã đến lúc cần đưa nghề
nuôi chim yến vào ngành kinh doanh có điều kiện.
Phải quản lí chặt chẽ, không thể để tự phát
Theo
các doanh nghiệp xuất khẩu yến sào Nha Trang, hiện việc buôn bán yến sào Nha
Trang giữa các quốc gia ngày càng trở nên khó khăn do các quy định chặt chẽ về
thú y và nguồn gốc sản phẩm. Do đó, VN cũng phải thay đổi cách quản lý theo
hướng chuyên nghiệp hóa để đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu. Ông Nguyễn
Hoàng Tuấn cho rằng yến sào Nha Trang là sản phẩm cao cấp mà con người dùng
trực tiếp, do đó cần phải quản lý chặt chẽ chứ không thể phát triển tự phát như
thời gian qua.
“Thông
tin dịch cúm gia cầm trên yến thời gian qua đã ảnh hưởng đến tình hình kinh
doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như giá yến sào Nha Trang xuất khẩu.
Để lấy lại lòng tin của người tiêu dùng, Nhà nước cần có những quy định nghiêm
ngặt về quy trình nuôi, quy trình chế biến yến sào Nha Trang trước khi đưa ra
thị trường” – ông Tuấn nói.
Các
doanh nghiệp khác cũng cho biết họ hoàn toàn đồng ý đưa nghề nuôi chim yến
thành ngành có điều kiện nhưng không nhất trí quan điểm phải xây dựng nhà yến
trong khu quy hoạch.
“Chim
yến là loài tự nhiên hoang dã chứ không như con gà công nghiệp, cơ sở nào để Bộ
NN&PTNT cũng như các địa phương biết chúng sẽ ở đâu mà lập quy hoạch. Nếu
cứ làm theo chủ quan thì nhà đầu tư sẽ chịu rủi ro khi xây dựng xong nhưng
không có chim về ở” – một nhà đầu tư nuôi yến tại Long An cho biết.
Đồng
quan điểm này, bà Đặng Phạm Minh Loan cho rằng yến là loài chim hoang dã có tập
tính khác biệt với các vật nuôi đã thuần hóa. Chúng ở nơi nào chúng thích chứ
không theo ý muốn của con người dù có áp dụng những biện pháp dẫn dụ nào đi
chăng nữa.
Theo
tập tính “ham vui”, tại một khu vực nhất định, nhà yến nào càng có nhiều yến ở
thì càng có cơ hội thu hút được nhiều chim yến hơn nữa. Do đó, cơ hội cho những
nhà yến xây sau trong cùng khu vực là không nhiều. “Việc bắt buộc các nhà đầu
tư phải xây dựng nhà dẫn dụ yến trong một khu vực nhất định là không hợp lý” –
bà Loan nói.
Theo
ông Nguyễn Thanh Sơn – viện trưởng Viện Chăn nuôi, các nhà quản lý đang cố gắng
kiểm soát một loài vật khi chưa có hiểu biết đầy đủ về nó. “Hiện VN chưa có một
nghiên cứu đầy đủ về các chủng loại chim yến, tập tính, phân bố, khả năng lây
truyền dịch bệnh… Do đó, nếu cứ áp dụng việc quy hoạch nuôi yến là rất khó” –
ông Sơn nói. Theo ông Sơn, Malaysia không quy định điều kiện nuôi nhưng lại quy
định rất chặt chẽ việc chế biến sản phẩm yến sào Nha Trang. Do đó, VN chỉ nên
quy định những vùng nào cấm nuôi yến như vùng đô thị có mật độ dân cư đông,
trường học, bệnh viện…, còn lại là vùng được nuôi sẽ khả thi hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét