>> Bí quyết chưng yến sào khử mùi tanh, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào mật ong thanh mát
Phương pháp cải tạo nhà yến
Mục tiêu quan trọng nhất của việc cải tạo nhà cũ là làm sao số lượng chim trong nhà đó tăng nhanh nhất. Vì vậy khi phát hiện ra nhà yến cũ thì việc đầu tiên là kiểm tra lại môi trường vi mô của nhà yến, nghĩa là xem xét nhiệt ẩm độ, ánh sáng, độ thông thoáng, điều kiện vệ sinh, địch hại…có phù hợp với các yêu cầu của yến không.
>> Chưng yến sào với lá dứa bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào lá dứa hiệu quả
>> Chưng yến sào với lá dứa bằng cách nào? Mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào lá dứa hiệu quả
Nếu nhận thấy có những chỗ chưa thích hợp cần nghiên cứu cải tạo sửa chữa cho thật phù hợp. Ví du: ẩm độ quá thấp thì cần phải tăng lên bằng cách làm thêm các bồn nước, các vòi phun sương hoặc ống rỉ nước theo tường; nhiệt độ quá cao thì tăng hệ thống ống thông gió; phòng chim quá sáng phải làm sao cho ánh sáng bớt lại bằng cách lắp thêm các luồng gỗ sau lỗ ra vào cách 50cm, hoặc làm các ống bọc lỗ.
Sửa chữa một số chỗ hư hỏng của ngôi nhà hoặc trần nhà nếu có. Tường nhà chim cũ của Việt Nam thường được xây dựng trong thời gian đã lâu, gồm thành phần cát, vôi, xi măng, nên khi đàn chim đông làm tổ nhiều thì căn phòng này sẽ có các mảng tường bị vỡ, điều này làm hạn chế năng suất và chất lượng tổ.
Chỉnh lại khuôn viên căn nhà cho hợp lý: như vị trí cửa ra vào cho người, cửa thông phòng; có thể gỡ bớt tường ngăn phòng nếu phòng quá hẹp…
Có thể uốn nắn hoặc cải tạo đường chim bay, ví dụ: mở rộng hoặc thu hẹp lỗ cửa, mở thêm ô cửa ra vào, đục các lỗ thông sang các phòng khác, trước khi đục lỗ thông phòng cần lắp thêm các xà gỗ để tăng thêm chỗ làm tổ cho chim…Nhưng nói chung không nên thay đổi hướng cửa ra vào sẵn có của chim, tuy có thể mở thêm một vài cửa mới.
Trong các nhà cũ cũng cần làm tăng thêm đường luồng gỗ bằng cách gia cố thêm xà gỗ 1 cách từ từ, từ thưa đến dày. Vì nếu không có xà gỗ chim chỉ có thể làm tổ dọc sát trần nhà, men theo tường và cạnh góc. Nếu không có các xà ngang thì năng suất chỉ đạt 7,5-10 tổ/m2, cao nhất là 12-15 tổ/m2.
Thu hoạch tổ hợp lý là biện pháp quan trọng nhất để tăng sản lượng tổ. Để tăng nhanh đàn trong một vài năm đầu chỉ thu hoạch tổ khi chim con đã bay. Có thể tỉa bớt một số tổ ở các khu vực dày sít quá để điều chỉnh sự phân bố mật độ của chim.
>> Bí kíp chưng tổ yến với đường phèn, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào đường phèn khoa học
>> Bí kíp chưng tổ yến với đường phèn, mời bạn tham khảo: Cách chưng yến sào đường phèn khoa học
Cải tạo môi trường quanh nhà chim như trồng thêm một số cây mà chim ưa thích, làm các bể nước và các biện pháp hấp dẫn côn trùng. Mắc hệ thống đèn chiếu sáng xung quanh nhà yến vào ban đêm và chiều tối…
Có thể mắc thêm hệ thống loa phát tiếng gọi bầy đàn, nhằm tăng số lượng chim, để chim rũ nhau đến tiếp mỗi ngày. Xây dựng quy chế quản lý nhà chim, và điều quan trọng là nhằm để môi trường của chim được yên tĩnh, tốc độ tăng đàn sẽ nhanh hơn không những chim sinh sản tốt mà chim ở nơi khác cũng kéo về
Phương pháp nuôi chim trong nhà yến cũ
Các
nhà yến ở gần biển và hạ lưu của khúc sông chảy ra biển, và ở
triền tả ngạn nhiều hơn. Nhà yến Quảng Ngãi (rạp hát Hòa Bình và
một nhà yến cũ khác) nằm ngay trong thành phố Quảng Ngãi, kẹp giữa
2 con sông Trà Khúc (nằm phía Bắc sát ngay thành phố) và sộng Vệ
(phía Nam – cách thành phố 10km)
Nhà
yến Tuy Hòa gần sông Đà Rằng (cách khoảng 200-300m); nhà yến Nha Trang
gần sông Cái; nhà yến Ninh Thuận cách sông Dinh khoảng 300m; các nhà
yến ở Gò Công Tây cũng nằm cạnh sông Gò Cửa. Điều này có thể có
quan hệ với hướng gió, gió đông nam và tây nam thổi qua dòng sông đem
lại hơi ẩm và sự mát mẽ cho chim yến. Các nhà yến cũ đều gần các
khu chợ, nơi chim dễ tìm kiếm thức ăn.
Các
cửa quay về hướng đông (nhà yến Nha Trang, Quảng Ngãi, Gò Công Tây);
đông nam (Tuy Hòa, Ninh Thuận), nam và tây nam (Bình Định),…
Cử thường lớn nhưng nhìn từ ngoài vào là tối (Quảng Ngãi, Tuy Hòa); hoặc nhìn từ trên xuống là 1 giếng trời tạo thành khe sâu tối, để kích thích chim vào sau đó chim sẽ vào nhà qua 1 cửa hẹp hơn (Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Định).
Cử thường lớn nhưng nhìn từ ngoài vào là tối (Quảng Ngãi, Tuy Hòa); hoặc nhìn từ trên xuống là 1 giếng trời tạo thành khe sâu tối, để kích thích chim vào sau đó chim sẽ vào nhà qua 1 cửa hẹp hơn (Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Định).
Về
cấu trúc nhà
Đa số
là nhà 2 tầng cũ, có diện tích mặt bằng rộng ít người sử dụng,
chim thường chọn căn phòng ở tầng dưới để làm tổ. Có ngôi nhà hành
lang nằm ở giữa và giếng trời chính là ô thông tầng, có phòng dạo
cho chim. Các nhà có diện tích hẹp hơn chim cũng làm tầng dưới nhưng
giếng trời và cầu thang thông tầng tạo thành luồng chim lượn hình
chữ L
Lỗ
thông gió thường là các ô lam gió của ngôi nhà cũ, và quay về hướng
đông nên rất thoáng mặc dầu không có hệ thống thông gió kiểu nhà
mới. Bốn ngôi nhà cũ mà chúng tôi quan sát ở miền Trung đều có lam
thông gió quay về hướng đông, đồng thời một số cửa khác trong ngôi
nhà đó mở ra tạo tuần hoàn khí và thông gió khá tôt nên phòng chim
thoáng mát.
Tường
các ngôi nhà cũ đều xây bằng vôi vữa xi măng. Khi vào nhà chim thường
làm tổ trực tiếp thành hàng lên sát cạnh trần nhà và cạnh góc
nhà. Tổ bố trí nhiều ở các cạnh tường cắt ngang đường chim bay từ
ngoài vào, cách trần khoảng 3-5cm. Trong trường hợp phòng chim đông
quá tổ chim sẽ phân bố rộng ra và loang xuống dưới, làm trên các
đường góc nhà hướng về phía sàn, cho đến cách sàn 1m.
Góc
trái căn phòng bao giờ cũng nhiều tổ hơn góc phải, vì đa số chim bay
vòng ngược chiều kim đồng hồ. Nếu trần nhà có nhiều xà xi măng thì
càng tăng thêm nơi làm tổ cho chim.
Kích
thước phòng có yến vào 3,5 x 3,5m cao 3,9 – 4m (Nha Trang), 5 x 5 x 4 (Tuy
Hòa), 7 x 4 x 2,5 (Ninh Thuận).
Số
lượng cửa: 1-2 cái, hình dáng rất linh động có thể là vuông, hình
chữ nhật hoặc tròn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét