Ở Indonesia,
trước năm 1996, thời kỳ đầu của ngành nuôi chim yến, ván Teak (Giả Tị) được
chọn dùng vì nhiều nhà chim yến tự nhiên vào ở là dùng ván Teak làm rui kèo
cột, đòn tay.., chim yến làm tổ trên các tấm ván này. Ván giả tị có đặc điểm
tốt cho chim yến làm tổ là thớ gỗ lớn, xốp nhẹ, hút nước nhanh, còn ván căm xe,
gỏ, trắc …dùng không hiệu quả vì thớ gỗ nhỏ, cứng nặng, hút nước chậm ít .. và
đắt tiền.
Các nhà
khoa học và chủ nhà yến đã khảo sát và kết luận chim yến thích gắn tổ lên trên
các tấm ván vì chim dể bám hơn trên tường gạch đá. Nhà yến có nhiều tấm ván thì
chim gắn nhiều tổ, nhà chỉ có vài tấm ván thì có tổ ít. Khi chim treo mình làm
nền tổ, nước bọt phun ra ván hút nước tốt hấp thu khô nhanh nên chim làm nền tổ
xong nhanh, chim không bị mệt mỏi vì chân và cơ bắp không phải hoạt động nhiều
khi chim treo mình làm tổ. Nền tổ làm nhanh thì tổ được xong sớm. Nền tổ dày
cứng sẽ giữ tổ, trứng và chim non được chắc chắn.
Ván giả
tị không mùi, không có vị đắng và ít bị mạt gỗ xâm hại, khi đóng chắc chắn không
lung lay, đây là một yếu tố quan trọng để chim yến đeo bám lên ván ở lại nhà
yến.
Thanh làm tổ bằng gỗ
Từ năm
1996, ở Indonesia, Chính phủ và các ngành hửu quan bắt đầu quan tâm đến nghề
nuôi chim yến vì giá trị hửu ích của yến sào Nha Trang đem lại nguồn thu ngoại
tệ lớn nên đã tổ chức nhiều hội nghị bàn về kế hoạch phát triển nghề nuôi chim
yến.
Số
lượng nhà yến xây dựng bùng phát rất nhanh, tìm ván giả tị để đóng cho chim yến
làm tổ trở nên khó khăn do khan hiếm và giá cao, các nhà khoa học kỹ thuật đã
nghiên cứu tìm loại ván thay thế dùng cho chim yến làm tổ.
Ván
dùng cho chim yến làm tổ được gọi là SWO-2 chử viết tắt của Swiftlet Wood
Owen-2, ván chim yến làm tổ được sấy 2 lần.
SWO-2
là qui trình để sản xuất ván cho chim yến làm tổ và gọi quen là ván SWO-2. Các
nhà nuôi chim yến ở Indonesia sử dụng ván này thành công, số lượng nhà nuôi
chim yến phát triển cực nhanh, đến năm 2006 là 160.000 nhà và đến năm 2012 trên
200.000 nhà.
Ván
SWO-2 được làm từ các loại gỗ tạp rẻ tiền, không có vị đắng, không mùi, không
cứng, thớ gỗ không dày, sấy khô không bị công vênh và diệt hết côn trùng, nấm
mốc có trên ván. Ván nhẹ dễ gắn lên trần, dễ cưa cắt, đóng vửng chắc, ít bị ảnh
hưởng thời tiết môi trường và thời gian sử dụng trên 20 năm.
Lý do
ván phải sấy 2 lần là do ván có thớ gổ lớn thô, để tránh công vênh, phải thực
hiện hai lần sấy, sấy lần đầu chỉ cần đạt độ ẩm nhỏ hơn 20% là lấy ra hồi ẩm và
có thể cho xử lý ngâm tẩm phòng ngừa mối mọt, nấm mốc rồi cho sấy lần thứ hai
đạt độ ẩm nhỏ hơn 10%, sau khi hồi ẩm, ẩm độ của ván 9-10%.
Ván
không bào để thô nguyên vết cưa cho chim bám làm tổ dể. Từ sau năm 2011, ván
SWO-2 với lý do sợ những dâm của thớ gỗ đâm vào thân chim yến khi treo mình
ngủ, ván được bào hai mặt và làm thêm các rảnh cạn 0,7-1 mm, rộng hơn 1mm, mỗi
rảnh cách nhau 1-1,2 cm để cho chim dể treo thân ngủ và làm nền tổ dể dàng hơn.
Ván SWO-2 có 2 qui cách dày 2 cm, rộng 15 cm và dày 2 cm, rộng 20 cm. Ở
Indinesia và Malaysia các nhà yến vẩn thích dùng ván rộng 15 cm. Ở Việt Nam,
Thái Lan và Campuchia, các nhà yến dùng cả 2 loại rộng 15 cm và 20 cm
Thanh làm tổ từ các vật liệu khác
Trong
thời gian từ sau năm 1996 đến nay, có nhiều nhà yến ở Indonesia và sau này là ở
Malaysia, sử dụng đá, đá chẻ, tấm cement, ván nhựa giả gắn lên trần và tường
làm chổ cho chim yến làm tổ rất nhiều.
Trong
nhà yến có môi trường phù hợp ổn định thì chim yến đến sống, đến thời kỳ sinh
sản chim làm tổ trên những vật liệu có trong nhà yến. Các nhà khoa học kỹ thuật
và chủ nhà yến đã theo dỏi thống kê và kết luận hiệu suất chim đến ở và làm tổ
trong những nhà yến không dùng ván thì thấp hơn là nhà yến dùng ván cho chim
làm tổ nhưng chủ nhà yến được giảm thiểu chi phí mua ván và không phải phập
phòng lo lắng rủi ro bị nấm mốc xâm hại chim bỏ đi.
Khuyết
điểm của tấm cement cho chim yến làm tổ mới được nêu ra và hiện nay là lý do
ngăn cản kéo dài không cho yến sào Nha Trang Malaysia tái xuất vào lại thị
trường Trung Quốc. Sau những tai tiếng yến sào Nha Trang Malaysia giả yến huyết
thì yến sào Nha Trang Malaysia có hàm lượng Nitrite cao, có hàm lượng các chất
phụ gia trong cement .. không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
Để có
thể tái xuất yến sào Nha Trang vào lại thị trường Trung Quốc, năm 2012, Bộ Nông
Nghiệp Malaysia phải cho phân loại 60.000 nhà yến và chỉ cấp giấy chứng nhận
cho những nhà yến sử dụng ván có tổ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Các nhà yến sử
dụng tấm cement là không đạt yêu cầu vì cho rằng các chất phụ gia trong cement
có hại cho người tiêu dùng yến sào Nha Trang.
Giữa
năm 2012, Hiệp hội nuôi yến ở Malaysia đã tổ chức hội thảo tìm những biện pháp
để sớm tái xuất yến sào Nha Trang vào thị trường Trung Quốc. Hội thảo có vài
ngàn chủ nhà yến ở cả nước Malaysia tham dự nhưng đến
nay, yến sào Nha Trang Malaysia vẩn chưa tái nhập vào thị trường Trung Quốc.
nay, yến sào Nha Trang Malaysia vẩn chưa tái nhập vào thị trường Trung Quốc.
Ở
Indonesia và Malaysia, các loại ván tạp rẻ tiền, không mùi không vị đắng, thớ
gổ lớn và nhẹ đều được đưa vào sản xuất ván SWO-2. Gỗ tạp ở Indonesia, Malaysia
là Meranti trắng (sến trắng), Meranti Merah, Dammar Laut (nhựa ruồi), Bengkirai
(sến mũ vàng), Kamfer (long não) Memkelang ( mềm đỏ), lòng mức, thông trắng…
đều được xử lý SWO-2 dùng cho nhà yến.
Trước
năm 2011, các nhà kinh doanh gỗ Việt Nam đã nhập vài trăm ngàn khối các loại gổ
này của Malaysia để dùng làm ván copha xây dựng vì giá rẻ hơn ván tạp rừng Việt
Nam. Gổ tròn Meranti chỉ có 3-3,5 tr/m3.
Năm
2012, tốc độ xây nhà yến ở Việt Nam tăng nhanh, nhu cầu ván cho chim làm tổ
tăng, một số chủ nhà yến Việt Nam đặt mua ván Meranti của Malaysia nên giá gổ
này bị đẩy lên, ván Meranti thành phẫm SWO-2 nhập về bán tại Việt Nam là 23-26
triệu/m3.
Ở Thái
Lan và Campuchia, dùng các loại gổ tạp nhẹ, không mùi, không vị đắng là trâm
vàng, giẻ đỏ, sến, chò xót, dừa, thốt nốt, long mức, gáo nước….làm ván cho chim
làm tổ. Ở Việt Nam thì dùng ván thông trắng Pinus amamiana, bạch tùng
Podocarpus imbricatus, xoan nhà Melia azedarach, dái ngựa Swietenia mahagoni,
sọ khỉ, tràm lai, dừa, trâm vàng, giẻ đỏ, chò xót, lòng mức, cây sến, gáo nước,
mít nài, bằng lăng, sao …làm ván cho chim làm tổ Như vậy, các loại ván tạp rẻ
tiền không có vị đắng, không mùi, không phân biệt nhẹ hay nặng đều có thể dùng
xử lý theo qui trình SWO-2 thành ván cho chim yến làm tổ.
Theo
khảo sát của chúng tôi trên 200 nhà yến ở nhiều tỉnh thành trên cả nước Việt
Nam, ở Kampot, Sihanook Ville (Campuchia) Palem Chonburi Thái Lan thì sức hấp
dẩn của mỗi loại ván với thời gian chim làm tổ không khác nhau như các nhà kỹ
thuật ở Indonesia, Malaysia trước đây phát biểu.
Chim
yến vào ở trong nhà yến nhiều hay ít tùy thuộc vào vùng hoạt động của chim và
môi trường của nhà yến, còn thời gian chim yến làm tổ hoàn toàn tùy thuộc vào
thời kỳ sinh sản của chim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét